8 tháng 4, 2011

Những món nên ăn khi viêm họng

Viêm họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể do bị nhiễm virut, trầy xước, ung thư hoặc đơn giản chỉ là bước hồi phục sau phẫu thuật. Dù do nguyên nhân nào thì nó cũng làm bạn đau cổ họng khi nuốt bất cứ thứ gì.

Sau đây là một vài lời khuyên về những món giúp bạn cảm thấy ít khó chịu nhất mà bạn nên ăn khi bị tình trạng này.

Thực phẩm mềm

Tránh ăn loại thực phẩm cứng như khoai tây chiên, bánh mì sandwich bơ nướng. Cũng không nên ăn các loại thực phẩm khô có góc cạnh như bánh quy. Một số loại mềm nên ăn như phô mai, chuối, dưa gang, yến mạch, mì ống, thịt xay hoặc sữa lắc. Cần nhớ các sản phẩm từ sữa cũng có thể gây trầy xước nếu không được lọc sạch và chỉ nên ăn giới hạn nếu ho nhiều sau khi dùng, dù nó mềm, nhiều dinh dưỡng.

Thức uống

Nên uống những loại nước ở nhiệt độ mát. Tránh uống những loại có nhiệt độ nóng và những thức uống có axit như nước ép cà chua, bưởi, chanh, cam vì sẽ gây rát cổ. Uống nước canh thịt hoặc loại có vị mặn của muối sẽ giúp giảm bớt cơn đau họng. Chọn loại nước ép có chất dinh dưỡng như nước ép rau củ quả, không nên uống nước ngọt hoặc cà phê. Ngậm một vài viên đá nhỏ sẽ giúp giữ cổ họng được mát.

Chuẩn bị bữa ăn

Khi bị đau họng, không nên ăn rau sống mà hãy dùng sau khi nấu chín rau. Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn từng miếng nhỏ. Nên xay hoặc cắt mỏng thịt khi chế biến. Nấu thức ăn cho thật mềm, để nguội rồi mới ăn.

(Theo Phunuonline)

Mướp đắng nhai nát, đắp quanh cổ chữa viêm họng

Thời điểm giao mùa lúc này là khi thời tiết thay đổi khá đột ngột, khiến người ta dễ bị cảm lạnh và viêm họng. Những cách làm sau sẽ nhanh chóng giúp bạn loại bỏ cảm giác khó chịu này.

Đây là những phương pháp chữa trị trong dân gian, với các cây thuốc nam dễ tìm và dễ sử dụng. Các độc giả có thể tham khảo và tự chữa bệnh cho mình và gia đình.

+ Ăn sống vài quả mướp đắng (khổ qua), chắt lấy nước nuốt từ từ, nhả bã. Sau đó, dùng hạt và bã vừa nhai trà xung quanh cổ. Cách này sẽ có tác dụng ngay sau 15 phút.

+ Nghệ cũng chữa được ho. Lấy 1/2 cốc nước nóng, thêm 1 chút muối. Sau đó cho nửa thìa bột nghệ rồi quấy đều và uống ngày 2 lần. Uống liên tục trong vòng 3 ngày.

+ Uống trà mật ong: Trà và mật ong được xem như những loại thần dược, giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau họng. Hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm 1/2 quả chanh vắt. Ăn hỗn hợp gồm 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong trộn với nhau. Sau đó uống cốc sữa nóng, các cơn ho và đau họng sẽ giảm.

+ Bột quế, hạt tiêu và mật ong cũng giúp bạn chữa được ho và viêm họng. Dùng 1 thìa bột quế đun với một cốc nước có thêm 1 ít hạt tiêu và 2 thìa mật ong dùng để uống, sẽ giúp bạn mau chóng khắc phục được tình hình.

+ Súc miệng bằng nước ấm. Hãy pha 1 thìa muối với khoảng 250ml nước lọc ấm và súc miệng mỗi giờ 1 lần. Cách làm này sẽ giúp bạn nhanh chóng xua được cảm giác đau rát cổ họng.

+ Nếu dùng, thì nên dùng đồ uống nóng. Đây là cách hữu hiệu trị chống viêm họng.

+ Lưu ý: Tuyệt đối không được hút thuốc lá, lào. Ngoài ra, nên tránh xa những nơi có khói thuốc. Bởi, thuốc lá là thủ phạm khiến bạn đau họng và làm cho việc đau họng trở nên xấu hơn.

Theo bee.net

Bí đỏ nấu thịt bò chữa viêm họng

Bí ngô còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là axit glutamic đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não.

Theo Đông y, bí ngô có tác dụng tiêu đờm, giải độc, sát trùng, rất tốt cho người mắc bệnh phổi, tiểu đường, nhiễm giun… Ngoài tỷ lệ chất xơ và sắt khá cao, bí đỏ còn mang lại vitamin C, axit folic, magiê, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Dưới đây là một số bài thuốc và món ăn bổ dưỡng từ bí ngô.

Điều trị viêm phổi: 500g bí ngô, 250g thịt bò, đun kỹ để ăn.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Dùng bí ngô làm rau ăn với các thức ăn khác. Có thể nướng bí ngô cho khô, nghiền bột, uống với nước đun sôi mỗi lần 6g, ngày 2 – 8 lần.

Trị bỏng lửa, bỏng nước sôi: Ruột bí ngô giã nát đắp vào chỗ đau.

Trị mất ngủ: Buổi tối dùng nước ép bí đỏ hoặc nước nấu bí đỏ với mật ong.

Xóa mờ vết nhăn: Món sườn hầm bí ngô lại là thang thuốc giảm cân tuyệt vời vì 100g bí đỏ chỉ cung cấp 26 calo và không chứa chất béo. Vitamin E có trong bí ngô còn giúp xóa mờ những nếp nhăn, cho bạn làn da căng mịn đầy sức sống. Ngoài ra, hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều beta-caroten, chống oxy hóa mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tim mạch và một số loại ung thư, dùng hạt bí ngô nấu và xay nhỏ giúp làm trắng da, loại bỏ tàn nhang và cải thiện da mặt.

Tuy nhiên bí ngô vị ngọt, tính ôn ăn nhiều sinh trướng bụng, người tiêu hóa không tốt, lỵ, vàng da do gan không được dùng. Nếu ăn bí đỏ thời gian dài sẽ xuất hiện hiện tượng vàng da, đó là do lượng caroten chưa được chuyển hóa bài tiết ra theo mồ hôi làm cho lớp da nhiễm vàng, nhưng không có hại.

(Theo Bee.net.vn)

Hiểu lầm về viêm họng hạt

Em hiện nay 21 tuổi. Mấy năm gần đây hay bị viêm họng, uống kháng sinh đợt nào chỉ đỡ đợt đấy. Khám y tế ở trường nơi em học thì họ bảo là viêm họng hạt và dặn mua kháng sinh về uống.

Đợt rét này em lại bị, khi lấy đèn pin soi vào cổ thì thấy có 1 cục trắng trắng đầu nhỏ như hạt gạo bám vào vòm họng, không hết. Xem trên mạng thì đúng là triệu chứng của viêm họng hạt. Nhưng em có 1 thắc mắc muốn hỏi, đó là:

- Em có cảm giác vướng vướng ở dưới cổ, khi lấy ngón tay thọc sâu vào thì gặp 1 cục gì đấy lổn nhổn (em không biết mô tả thế nào nhưng nó giống như 1 bọc trứng cá) có cảm giác chắn dây thanh quản hay thực quản.

Bình thường thì không, không có cảm giác gì. Em vẫn ăn uống bình thường, khi nuốt không có cảm giác đau. Chỉ khi viêm họng thì có cảm giác cục đấy bị đẩy lên làm vướng ở dưới cổ.

Cổ em không bị sưng nhưng có cảm giác to hơn bình thường, hai hạch ở cổ sờ bằng tay thấy được (có hình tròn – đường kính khoảng 1,5cm).

Vậy bác sĩ cho em hỏi triệu chứng trên của em là bệnh gì? Hiện em đang rất lo lắng, em không hút thuốc hay uống rượu bia gì mà sao lại bị vậy?

Tuệ Quang

- Trả lời của phòng mạch online:

Rất cảm ơn câu hỏi chân thành và mô tả rất tỉ mỉ của bạn. Trước tiên tôi xin đính chính cho bạn một danh từ bị hiểu lầm từ rất lâu trong dân gian, đó là từ viêm họng hạt.

Thật ra ngày nay chuyên khoa tai mũi họng thường nói đến tình trạng viêm họng mạn tính, trong bệnh lý này những tổ chức limphô dưới niêm mạc họng thường nổi lên thành những hạt có màu đỏ, kích thước thường thay đổi như khoảng 1/2 hạt đậu xanh, hạt tấm… hoặc như em mô tả. Để điều trị cần loại trừ yếu tố gây viêm và vệ sinh họng thật tốt bằng cách khò nước muối sinh lý, chứ không phải dùng điện để đốt những hạt này như cách làm không phù hợp trước đây.

Vấn đề bạn đặc biệt quan tâm là bạn sờ thấy có cái gì đó lổn nhổn giống như bọc trứng cá, thật ra cũng khó chẩn đoán chính xác được nhưng bạn cũng có thể an tâm vì nếu cái cục ấy nằm ở thực quản thì bạn sẽ có triệu chứng nuốt vướng, nếu ở thanh quản thì sẽ có triệu chứng khó thở hoặc khó nói, với lại một khối u nằm ở thanh quản hoặc thực quản thì hiếm khi, nếu như không muốn nói là hoàn toàn không có thể tự sờ được. Do vậy có thể bạn đã sờ vào amiđan ở đáy lưỡi. Đây cũng là cơ quan limphô cũng giông như amiđan và VA.

Ở một số người bị viêm mũi họng mạn tính thường đi kèm với amiđan đáy lưỡi phì đại tùy theo từng mức độ khác nhau có thể gây muốt vướng ở vùng hạ họng và đáy lưỡi. Để kiểm chứng điều này bạn nên đi nội soi, bác sĩ sẽ xác định rõ giúp bạn chắc chắn nhất.

Vấn đề hạch cổ của bạn hoàn toàn phù hợp với tình trạng viêm họng tái đi tái lại của bạn, nên nghĩ không có gì đáng lo lắng.

Sau cùng bạn nên nhớ là bệnh tật không chừa một ai và chắn chắn nếu bạn không kiêg cữ rượu bia thuốc lá thì tình trạng của bạn có thể sẽ tệ hơn rất nhiều.

Mong rằng câu trả lời của tôi sẽ làm bạn bớt lo lắng.

ThS, BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG (Tuoitreonline)

Thủ phạm gây viêm họng hạt tái phát

Nhiều bệnh nhân tự chẩn đoán được là mình bị viêm họng hạt với thầy thuốc khi khám bệnh: Bác sĩ chữa cho tôi bệnh viêm họng hạt với, tôi đã uống thuốc và đốt họng nhiều lần nhưng chỉ đỡ mà không khỏi. Vậy viêm họng hạt là gì? Tại sao lại hay tái phát như vậy?

Nhận diện viêm họng hạt

Viêm họng hạt là một thể loại của viêm họng mạn tính, do tình trạng viêm họng kéo dài dẫn đến sự phát triển quá độ của các tổ chức lympho ở thành sau họng tạo nên các hạt. Bệnh tích các hạt này có thể tỏa lan khắp họng hoặc khu trú thành những đảo lympho lớn kích thích, làm bệnh nhân thường xuyên thấy ngứa họng, vướng họng, hay phải khạc nhổ kèm theo là phản xạ ho. Có thể ho húng hắng hay ho từng cơn. Những cảm giác này rất rõ rệt về buổi sáng lúc mới thức dậy. Bệnh nhân cố ho khạc, đằng hắng để làm long đờm. Bên cạnh cảm giác nuốt vướng là nuốt đau. Bệnh nhân có cảm giác nóng cay trong họng kèm theo ngứa, ho cơn. Cơn ho thường xuất hiện lúc bắt đầu đi ngủ. Nằm nghiêng bên nào thì tắc mũi ở bên đó. Tiếng nói có thể khàn nhẹ hoặc bình thường. Bệnh nhân rất hay buồn nôn và có nhiều phản xạ họng. Những bệnh nhân uống rượu, hút thuốc lá, hoặc nói nhiều thì các triệu chứng trên lại tăng thêm.

Khám họng thấy niêm mạc họng đỏ, dày, ướt, có những hạt ở thành sau họng. Dịch tiết nhầy dọc theo vách họng. Có khi các cơ họng cũng quá phát. Bên cạnh mỗi trụ sau có một cái nẹp giả do niêm mạc bị quá phát. Thành sau họng có những mảng quá sản dày, bóng và đỏ. Màn hầu và lưỡi gà dày, eo họng bị hẹp.

Sau giai đoạn viêm quá phát sẽ chuyển sang thể teo, chính vì thế càng có tuổi bệnh viêm họng hạt càng đỡ dần. Các tuyến nhầy và nang tổ chức tân xơ hóa. Hai trụ giả phía sau hai amidan mất đi. Các hạt ở thành sau họng cũng biến mất. Niêm mạc họng trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu nhỏ. Màn hầu và lưỡi gà mỏng đi. Eo họng doãng rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.

Hình ảnh tổ chức lympho ở thành sau họng tạo nên các hạt trong viêm họng hạt.

Truy tìm thủ phạm

Viêm họng hạt tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ. Bệnh nhân bị viêm họng hạt gặp khó khăn trong giao tiếp do ngứa, vướng họng khi đang nói chuyện, vừa nói vừa phải dừng lại để khạc đờm.

Viêm họng hạt có nhiều nguyên nhân gây ra, muốn điều trị triệt để viêm họng hạt phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để giải quyết.

Viêm họng hạt thường là hậu quả bắt nguồn do viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau. Dịch xuất tiết chảy từ các xoang xuống thành sau họng làm cho niêm mạc thành sau họng bị lớp chất nhầy bao phủ, khó hoạt động để thực hiện các chức năng sinh lý là làm sạch, vì vậy vi khuẩn dễ phát triển làm họng viêm thường xuyên – đây là điều kiện để viêm họng tái diễn và từ đó các hạt ở thành sau họng xuất hiện.

Viêm họng hạt được điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh viêm họng hạt sẽ có kết quả tốt nếu tìm được nguyên nhân.

Điều trị tại chỗ có ý nghĩa quan trọng: thay đổi môi trường họng bằng các dung dịch BBM, nước muối sinh lý 0,9%. Làm ẩm niêm mạc họng bằng SMC, khí dung họng với tinh dầu hoặc các thuốc giảm viêm.

Giai đoạn quá phát: đốt các hạt lympho ở trụ sau bằng cô te điện hoặc nitơ lỏng, laser…

Giai đoạn teo: Khí dung nước biển từng đợt, kéo dài. Uống vitamin C và vitamin A để tăng sức đề kháng niêm mạc.

Viêm amiđan mạn tính cũng thường đi đôi với viêm họng hạt vì viêm amidan thực chất cũng là một dạng viêm họng khu trú ở amidan khẩu cái – cũng là tổ chức lymho ở thành sau họng. Khi bệnh nhân có chỉ định cắt amidan thì đôi khi viêm họng hạt cũng xuất hiện, thậm chí nặng hơn do các tổ chức lympho thành sau họng phát triển để bù đắp lại phần đã bị cắt bỏ.

Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản cũng là một trong những nguyên nhân được nghiên cứu để điều trị viêm họng hạt. Sự xuất hiện thường xuyên của dịch dạ dày làm pH của vùng họng giảm, niêm mạc họng trước đây hoạt động trong môi trường kiềm nhẹ nay lại phải hoạt động trong môi trường acid – là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn gây bệnh hoạt động.

Tỷ lệ viêm họng hạt ở những người suy gan, rối loạn dạ dày ruột, rối loạn nội tiết cao gấp 3 – 4 lần những người khác. Điều này đặc biệt rõ nét ở bệnh tiểu đường (họng đỏ và khô), tạng khớp (niêm mạc họng đỏ quá phát), trĩ mũi: niêm mạc họng teo, nhẵn khô và có vảy thối.

Phòng ngừa tái phát

Kiêng rượu, bia, thuốc lá. Ăn uống điều độ, tránh khói bụi, hơi độc. Khi bị viêm họng cấp cần điều trị dứt điểm, không để kéo dài trở thành mạn tính.

ThS. Phạm Bích Đào (suckhoedoisong)

Trị viêm họng hạt mùa lạnh

Viêm họng hạt là phản ứng của niêm mạc họng khi bị viêm nhiễm kinh niên. Biểu hiện là thành sau họng có nhiều hạt lớn nhỏ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa, rát, nuốt vưỡng, húng hắng ho, ho dai dẳng có khi gây sốt, ho có đờm đặc. Viêm mạn tính, amiđan và xoang cũng dẫn đến đau họng hạt.

Dùng kháng sinh để điều trị sẽ giúp làm lui bệnh nhanh hơn nếu là viêm họng hạt cấp nhưng đối với viêm họng mạn thì việc dùng kháng sinh phối hợp là không cần thiết.

Nhiều người sử dụng biện pháp điện đốt các hạt viêm, khí dung kháng sinh tại chỗ… nhưng đây chỉ là điều trị triệu chứng, không cho kết quả lâu dài. Để điều trị tận gốc, phải điều trị nguyên nhân đó là những viêm nhiễm xung quanh amiđan và xoang thì bệnh mới không tái phát.

Với bệnh viêm họng hạt, tối ưu nhất là phòng bệnh:

- Giữ ấm vùng mặt, cổ, ngực, gan bàn chân, tránh ăn kem, uống nước đá lạnh.

- Giữ vệ sinh răng miệng và họng sạch sẽ.

- Có thói quen súc họng với nước muối ấm loãng có độ mặn tương đương với nước canh, ngày súc 3 lần.

- Không hút thuốc lá và cũng tránh ngửi khói thuốc thụ động, tránh nơi có không khí ô nhiễm…

Trị bệnh:

- Để điều trị viêm họng hạt, trước hết phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh, tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa một cách triệt để. Ví dụ: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amidan… để loại bỏ ổ vi khuẩn ở những nơi này.

- Sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sỹ. Nếu viêm họng cấp tính do virus thì không cần dùng kháng sinh, chỉ cần các thuốc sốt, giảm ho và thuốc long đờm. Còn viêm họng do vi khuẩn cần phải dùng kháng sinh, một đợt điều trị từ 5-7 ngày.

- Xông họng bằng các loại kháng sinh, kháng viêm hoặc chấm họng bằng các loại thuốc như glyxerin borat.

- Vệ sinh đường họng sạch sẽ, súc họng với nước muối ấm loãng, pha nước muối theo tỷ lệ 9gr muối trong 1 lít nước là tốt nhất. Cứ sau 2 tiếng súc họng 1 lần để sát trùng đường họng, giảm bớt được các triệu chứng của họng.

Súc họng bằng nước muối ấm không những sát trùng đường họng, giảm sưng, viêm mà còn giúp giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn, giúp bệnh mau lành nhưng đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.

Để việc súc họng bằng nước muối được hiệu quả, trước tiên, cần súc sạch khoang miệng rồi mới súc họng khoảng 3-4 lần với nước muối. Sau 2-3 giờ lại súc lại. Lưu ý súc họng trước và sau khi đi ngủ sẽ giúp giảm vưỡng víu ở họng.

Khi súc họng làm sao phải cổ ngửa ra sau đến mức tối đa để nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn. Nếu chỉ viêm họng cấp, súc họng đều đặn sẽ giúp giảm triệu chứng rõ rệt sau 2-3 ngày.

- Tập thở sâu (phương pháp thở bụng) dài hơi, nhẹ nhàng và đều đặn.

- Uống nhiều nước hàng ngày để tránh cổ họng bị khô

- Hạn chế nói để tránh làm sưng, tổn thương họng.- Bài thuốc dân gian trị viêm họng hạt: cắt chanh thành lát, trộn với muối hạt ngậm khi mới viêm họng, ăn cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ tiêu diệt được vi khuẩn vùng họng. Dùng vị thuốc đông y từ Kha tử giúp trị viêm họng, họng có đờm, tiêu đờm, ho rất hữu hiệu, hoặc cho 1 nắm hạt tam tử với 1 bát nước, đun sôi còn nửa bát uống sẽ rất tốt cho các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Theo afamily.vn

Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Bài 1: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Sa sâm 12 Phục linh 5 Huyền sâm 12
Đại thanh diệp 15 Mạch môn 9 Cương tằm 5 Mẫu đơn bì 9
Sinh địa 12 Sơn thù du 9 Cam thảo 5

Sắc 15 phút. Chắt lấy nước. Còn bã, đổ thêm nước, sắc tiếp 20 phút. Lọc bỏ bã. Trộn lẫn 2 nước thuốc, chia đều uống. Ngày 1 thang

Bài 2: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Trần bì 10 Ô dược 10 Tri mẫu 6
Phục linh 12 Bán hạ 10 Cát cánh 10 Mộc hương 6
Ngưu bàng tử 12 Hương phụ 10 Xạ can 10 Cam thảo 3
Bạch truật 10 Tây tiểu hồi hương 10 Sơn đậu căn 6

Cách sắc uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Nếu họng khô thì tiểu hồi hương đổi thành Phật thủ: 15g. Bỏ Mộc hương, thêm Thiên hoa phấn: 12g. Nếu mất ngủ thêm Dạ giao đằng: 30g. Nếu lưỡi đỏ thì bỏ tiểu hồi hương, Ô dược mà thêm Mẫu đơn bì: 15g. Nếu đau dạ dày thì thêm Diên hồ tố: 12g. Nếu mất cảm giác thì sắc 10g ô mai, cho thêm một ít đường trắng thay chè.

Bài 2: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Mạch môn đông 12 Đào nhân 10 Hải phù thạch 15
Tiết thiếu lầu 25 Tô tử 10 Đại hoàng 10 Cát cánh 10
Bại tương thảo 30 Thuyền thoái 10 Cam thảo 3

Nếu họng đau sốt thì thêm Ngân hoa: 30g, bản lam căn: 15g; Bạc hà: 6g, Nếu 2 bên sườn căng thì uống thêm “tiêu diêu hoàn” ” hư thống thịnh”. Nếu họng khô, đêm càng nặng chân tay nóng thì uống ” tri bá địa hoàng hoàn”

Bài 3: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Thanh quả 8g
Phèn 4 cục
Băng phiến (tán) 0.2

Cho Thanh quả vào cốc, đổ nước sôi vào cùng với phèn, sau khi tan hết, có vị ngọt, cho tiếp băng phiến vào để thành thuốc, Sau khi uống hết thuốc thì thêm 1 ít phèn và hàn the hòa tan như trên. Uống ngày 3-5 chén.

Bài 4: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Mạch môn 15 Đan sâm 12 Sa sâm 20
Miết giáp 25 Triết bối mẫu 15 Cát cánh 12
Miên qua thảo 25 Hạnh nhân 20 Huyền sâm 15

Cách sắc uống như bài 1. Ngày uống 1 thang.

Nếu âm hư, dương sung thì thêm quy bản 25g.

Bài 5: Viêm họng mãn, đau, như có gì mắc ở cổ, giọng khàn; 1/2 vùng ngực căng, khó thở, buồn bực, khó chịu.

Trần bì 10 Mạch môn 5
Đẳng sâm 20 Pháp bán hạ 10 Sa nhân 5
Bạch truật 10 Cát cánh 10 Mộc hương 5
Phục linh 10 Ô mai 5 Cam thảo 5

Cách sắc uống như bài 1. Ngày 1 thang

Bài 6: Viêm họng mãn, miệng khô, lòng bàn chân, tay nóng, ăn uống như bị tắc, lưỡi đỏ, mạch nhỏ

Sơn đậu căn 10 Bạc hà 3 Câu kỷ tử 15
Sinh địa 35 Mã bột 10 Cam thảo 3 Đan sâm 6
Ngọc trúc 30 Mạch môn 6 Cát cánh 2

Cách sắc uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Nếu miệng đỡ khô, đau, lòng bàn chân tay đỡ nóng thì bớt bạc hà, Sơn đậu căn. Mà thêm ngưu bàng tử, Sa sâm: mỗi vị 9g.

Bài 7 Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Bạc hà 6 Hà tử 6 Cát cánh 5
Sa sâm 12 Cương tằm 6 Thạch đằng 6 Phấn quả hồng 6
Mạch môn 12 Từ uyển 6 Hạnh nhân 6 Cam thảo 6
Ngọc hồ diệp 12

Trừ phấn hoa hồng, còn tất cả sắc 3 lần thành cao, Cho một ít bột gạo nếp vào luyện thành viên, mỗi viên nặng 3g, Ngoài bọc 1 lớp chu sa. Ngày sắc uống 1 lần 2 viên. Nếu bí đại tiện thì lấy Thạch quyết minh: 30g, Nhục thung dung: 15g, nghiền vụ, pha nước sôi uống thay nước chè. Nếu miệng khô cần uống nhiều nước thì dùng thạch hộc, cây kỷ tử, ngọc trúc, Huyền sâm: mỗi vị 9g sắc uống.

Cách Chữa Viêm Họng Hạt (Hiệu Quả Nhất)

Thân chào các bạn !
Viêm Họng Hạt như các bạn biết rồi đó .Khó chịu làm ảnh hưởng đến học tập cũng như cuộc sống của bạn .
Có rất nhiều câu hỏi của các bạn ,của những người bị viêm họng hạt đăng trên các tờ báo sức khỏe và những diễn đàn về sức khỏe .Mình đã tham khảo rất nhiều thông tin về căn bệnh này và được sự tư vấn của những bác sỹ hàng đầu về Tai-Mũi - Họng nữa .Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một phương thuốc đặc trị và hiệu quả sẽ đẩy lùi được căn bệnh viêm họng đáng ghét này.

Chữa viêm họng hạt bằng súc họng nước muối
Bạn đang nghi ngờ ư? Hãy tin tôi và làm theo cách hướng dẫn dưới đây nhé:


Cách súc họng

Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.

Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

:rolleyes:chú ý:Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

Thông Tin Thêm :Bạn nên giữ ấm cổ vào mùa đông ,không nên ăn các thức ăn quá cay như ớt ,hồ tiêu ,mỳ tôm.
không nên uống đồ lạnh quá.

7 tháng 4, 2011

Viêm họng hạt: căn bệnh dai dẳng

Điều trị viêm họng hạt tương đối khó. Việc đốt điện chỉ tạm thời loại bỏ một số hạt to, gây kích thích ngứa họng mà thôi. Nếu chỉ đốt hạt đơn thuần mà không điều trị viêm nhiễm xung quanh thì bệnh sẽ tái phát như cũ.

Họng là ngã tư đường ăn và đường thở. Khi ta ăn, thức ăn qua miệng, họng, xuống thực quản để vào dạ dày. Khi ta thở, không khí đi qua mũi, qua họng, rồi qua thanh khí quản để vào phổi. Bởi vậy, những bệnh tật của các vùng liên quan đều có thể gây viêm họng. Viêm họng mạn tính tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến viêm họng hạt. Bệnh không nặng nhưng gây khó chịu, nhất là trong giao tiếp.

Viêm họng hạt chỉ là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm trường diễn. Vùng họng chứa nhiều mô lympho với nhiệm vụ diệt khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vùng họng sẽ bị các bạch cầu ở đây bắt giữ đưa vào mô lympho và tiêu diệt ở đó. Nếu họng bị viêm mạn tính, các mô lympho phải làm việc liên tục trong một thời gian dài nên ngày càng to ra và gây viêm họng hạt. Thành sau họng sẽ có nhiều hạt lớn nhỏ như đầu đinh ghim hoặc hạt ngô, có nhiều hạt nối liền với nhau bằng những dây máu đỏ.

Lúc bình thường, các mô lympho ở họng là nơi diệt khuẩn âm thầm, chúng ta không có cảm giác gì. Nhưng khi trở thành “hạt” thì nó lại kích thích họng gây khó chịu. Người bệnh lúc nào cũng thấy vương vướng trong họng, ngứa họng, phải đằng hắng hay ho nhẹ một tiếng mới hết; và chỉ một lúc sau (vài giờ, thậm chí chỉ mấy phút) lại bị ngứa họng, lại phải đằng hắng hay ho nhẹ một cái.

Bệnh diễn biến một thời gian dài (vài tháng, có khi vài năm). Tình trạng ngứa họng ngày càng nặng hơn, việc đằng hắng không còn tác dụng nữa. Bệnh nhân ho khan, thường không có đờm, có lúc phải ho cả tràng, thậm chí ho dây dài không kịp thở.

Để điều trị viêm họng hạt, trước hết phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh; phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa một cách triệt để. Ví dụ: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amidan... để loại bỏ ổ vi khuẩn từ một trong những nơi này.

Ngoài ra, người bệnh cần giữ sạch răng miệng, đánh răng và súc miệng kỹ sau ăn. Không hút thuốc lá, kể cả hút thụ động (hít thở phải nhiều khói thuốc do người khác hút), kiêng rượu mạnh, tránh ăn kem, uống nước đá lạnh... Luôn giữ ấm vùng cổ, tập thở sâu (phương pháp thở bụng) dài hơi, nhẹ nhàng và đều đặn.

BS VŨ HƯỚNG VĂN, Sức Khỏe & Đời Sống

Trị viêm họng mãn tính

Em muốn hỏi rằng: Bố em mới có hiện tượng đau cổ họng, đã đi khám ở một số bệnh viện và họ đều có kết luận là bị " viêm họng mãn tính". Bố em uống thuốc theo kê đơn mà không thấy khỏi bênh. Vậy trung tâm có thể cho em biết cách chữa trị bệnh này như thế nao?. Nếu đi khám thì khám ở đâu là hiệu qua?. Em rất mong nhận được câu trả lời của trung tâm. (Nguyễn Thị Ngọc Ánh)

Trả lời:

Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mạn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...)

Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ... không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.

Cách súc họng

Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.

Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.

BS Vũ Nhất Minh, sk&đs

Vậy cách tốt nhất đề chữa bệnh là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, xúc họng nước muối sinh lý 9%, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh nằm máy lạnh quá lâu….Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong…
Khi đã bị viêm họng nặng, phải dùng đến kháng sinh thì bạn phải nghiêm túc điều trị đúng chỉ định của bác sĩ.

Chúc Bố của bạn sức khỏe!